Mục đích:
Chế biến: quá trình lên men làm thay đổi thành phần hoá học,
và giá trị cảm quan của hỗn hợp sữa nguyên liệu ban đầu.
Bảo quản: acid lactic được sinh ra trong quá trình lên men,
làm giảm pH sữa (pH 4,6), môi trường pH thấp có tác dụng ức chế vi sinh vật giúp kéo dài thời gian
bảo quản.
Các biến đổi nguyên liệu:
Sinh học: Vi khuẩn sử
dụng chất dinh dưỡng (lactose, protein,…) trong nguyên liệu để thực hiện quá
trình trao đổi chất và sinh trưởng.
Hoá sinh và hoá học:
Lactose trong sữa được vi khuẩn sử dụng tạo acid lactic. Phản ứng này nhằm sinh
tổng hợp năng lượng cho vi khuẩn. Mỗi mol đường lactose tạo ra 4 mol ATP và 4
mol aicd lactic trong lên men đồng hình. Đồng thời trong quá trình lên men ngoài acid lactic
còn tạo ra rất nhiều hợp chất tạo mùi đặc trưng cho sản phẩm yaourt là
acetaldehyde và diacetyl.
Hoá lý: Việc tạo ra
acid lactic trong quá trình lên men làm giảm pH dịch sữa nguyên liệu. Khi pH đạt
4,6 làm casein đông tụ tại giá trị đẳng điện (pIcasein = 4,6) tạo cấu trúc gel
đặc trưng cho sản phẩm.
Vật lý: quá trình lên
men xảy ra kèm theo hiện tượng toả nhiệt, do vậy cần hiệu chỉnh nhiệt độ lên
men 42¸ 430C
trong suốt quá trình lên men.
Quá trình đông tụ sữa do vi sinh vật là sự đông tụ protein sữa
dưới tác dụng của acid lactic sinh ra do vi khuẩn lactic lên men đường lactose
trong sữa. Cơ chế của quá trình này là sự đông tụ sữa khi lượng acid lactic
sinh ra đủ lớn để làm giảm pH môi trường về pH đẳng điện của casein (khoảng
4,6).
Tại điểm đẳng điện, các điện tích âm trên bề mặt các micelle
casein bị trung hòa, đồng thời gây hư hỏng lớp vỏ ưa nước glucan, dẫn đến sự mất
ổn định các micelle. Mặt khác khi pH giảm, các keo canxi phosphate (CCP) bị hòa
tan, làm suy yếu cấu trúc nội phân tử của các micelle. Quá trình đông tụ sữa dưới tác động của acid xảy
ra theo 3 giai đoạn của sự giảm pH:
Giai đoạn 1: Khi pH
giảm từ 6,7 đến 6,0: các điện tích âm trên bề mặt micelle casein giảm xuống, dẫn
đến việc giảm lực đẩy tĩnh điện giữa các micelle. Kích thước và cấu trúc của hạt
micelle hầu như chưa thay đổi vì chỉ có 1 lượng rất nhỏ cầu canxi phosphate bị
hòa tan tại pH = 6,0.
Giai đoạn 2: Khi pH
giảm từ 6,0 đến 5,0: số lượng điện tích âm trên các sợi glucan bao quanh bề mặt
micelle tiếp tục giảm xuống thấp hơn, dẫn đến làm giảm cả lực đẩy tĩnh điện và
sự ổn định về không gian của các hạt micelle. Do đó, các sợi lông glucan tích
điện này bị co lại và các micelle trở nên mất ổn định dễ bị đông tụ hơn. Ngoài
ra, việc giảm pH cũng gây ra sự giảm số điện tích âm của các acid amin có tính
acid của cấu trúc casein như: aspartic, glutamic, gốc phosphoserine. Theo đó, số
điện tích bề mặt của các αs1, αs2, β-casein
cũng giảm, điều này làm tăng độ tan của muối canxi phosphate trong nước.
Kết quả, các ion Canxi và
phosphate từ micelle hòa tan vào pha nước của sữa, các CCP sẽ hòa tan hoàn toàn
ở pH = 5,0. Quá trình này làm đứt các liên kết nội phân tử giữa các casein bên
trong micelle, gây ra sự phân ly của các casein ra khỏi micelle. Các nghiên cứu
cho thấy rằng sự phân ly này phụ thuộc vào nhiệt độ và pH. Mức pH tối đa để
casein phân ly ở nhiệt độ ≤ 20ºC là 5,2 - 5,4.
Giai đoạn 3: Khi pH
<5,0, sự phân ly của các casein ra khỏi micelle diễn ra mạnh mẽ đồng thời có
sự tái sắp xếp lại cấu trúc giữa các tiểu đơn vị micelle. Trong khi pH giảm và
đạt đến điểm đẳng điện, các điện tích âm được trung hòa gây ra sự giảm tính lưỡng
cực của α, β và k-casein làm giảm lực đẩy tĩnh điện giữa các casein, các casein
sẽ tiến lại gần nhau, tạo thành khối đông sữa thông qua các liên kết kị nước,
tĩnh điện, van der waals.
Hình 4.
Quá trình hòa tan Canxi phosphate và tạo gel của sữa ở
pH <5
Đối với sữa không xử lí nhiệt thì cấu trúc gel bắt đầu hình
thành ở pH khoảng 4,9. Tuy nhiên, cấu trúc gel của sữa không qua xử lí nhiệt rất
yếu, và cho một giá trị độ nhớt thấp. Nguyên nhân là do sự kết tụ dày đặc của
các cụm hạt casein trong quá trình hình thành gel, làm cho một số hạt casein bị
lấp bên trong cụm casein, không thể hình thành liên kết ngang với các hạt khác.
Đối với sữa đã qua xử lí nhiệt trước khi tạo gel, thì quá trình hình thành gel
xảy ra ở pH cao hơn do sự biến tính của whey protein trong xử lí nhiệt. Kết quả
là sữa xử lí nhiệt trở nên dễ đông tụ bởi acid hơn, vì các whey protein biến
tính liên kết với k-casein trên bề mặt của micelle và làm tăng điểm đẳng điện của
micelle lên khoảng pH = 5,3 (vì β –lactoglobulin là thành phần chính của whey
protein có pHi =5,3). Hơn nữa, cấu trúc gel của sữa xử lí nhiệt cũng
bền vững hơn gel sữa không xử lí nhiệt do các whey protein biến tính liên kết với
k-casein, tạo nên những cầu nối bên trong sữa, đồng thời làm tăng số liên kết
giữa các hạt casein trong quá trình tạo gel.
Tài liệu tham khảo:
E. Spreer, Milk and Dairy Product Technology. Taylor & Francis, 1998.
G. Bylund, Dairy processing handbook. Tetra Pak Processing Systems AB, 2003, p. 442.
M. Boland, H. Singh, and A. Thompson, Milk Proteins: From Expression to Food. Elsevier Science, 2014.
Chanokphat Phadungath, "The mechanism and properties of acid-coagulated milk gels," Songklanakarin J. Sci. Technol., vol. Vol.27, no. 2, pp. 433-448, 2005.
R. C. Chandan and A. Kilara, Manufacturing Yogurt and Fermented Milks. Wiley, 2013, p. 478.
P. Walstra, P. Walstra, J.T.M. Wouters, and T.J. Geurts, Dairy Science and Technology, Second Edition. Taylor & Francis, 2005, p. 769.
Vi khuẩn lên men sữa chua Streptococcus thermophilus và Lactobacillus bulgaricus
Bảng 1. Tính chất của vi
khuẩn lên men
Đặc tính
|
Streptococcusb thermophilus (ST)
|
Lactobacillus delbrueckii subsp. Bulgaricus (LB)
|
Dạng tế bào và
hình thể
|
Từ hình cầu đến dạng
trứng, kết thành chuỗi dài
|
Hình que, đơn, chuỗi
ngắn,
|
Phản ứng Catalase
|
-
|
-
|
Nhiệt độ phát triển
Tối thích
Tối thiểu
Tối đa
|
40-45
20
50
|
40-45
22
52
|
Nhiệt độ lên men
|
40–45
|
42
|
Chịu nhiệt (600C/30
phút)
|
++
|
+
|
Đồng phân Acid
Lactic
|
L (+)
|
D (–)
|
% Acid lactic tạo
ra
|
0,7–0,8
|
1,5–4,0
|
Acetic acid (%)
|
Vết
|
Vết
|
Khí (CO2)
sinh ra
|
-
|
-
|
Phân giải protein
|
±
|
-
|
Lên men Citrate
|
-
|
-
|
Chất thơm, hương
vị
|
++
|
++
|
Tạo H2O2
|
±
|
+
|
Tạo alcohol
|
-
|
Vết
|
Nồng độ muối (cao
nhất %)
|
2.0
|
2.0
|
Có thê lên men
Cáccarbohydrates:
Lactose
Glucose
Galactose
Sucrose
Fructose
|
+
+
-
+
+
|
+
+
-
+
+
|
Streptococcus
thermophilus
Là cầu khuẩn gram Dương, kỵ khí, không có khả năng di chuyển,
tế bào hình cầu hoặc trứng với đường kính 0.7–0.9 μm
Streptococus
themophillus: phát triển tốt ở nhiệt độ 50oC, sinh sản tốt ở nhiệt
độ 37 ÷ 40oC, có khả năng chịu nhiệt đến 65oC trong 30
phút. Lượng acid lactic tạo thành là 1.5%. pH tối thích của S. themophillus là 6,6 ÷ 6,8.
Sữa là môi trường tốt để S.thermophilus
(ST) phát triển. Chúng có thể lên men glucose, fructose, mannose, sucrose and
lactose. Lactose trong sữa được chuyển vào trong màng tế bào với sự giúp đỡ của
enzyme galactoside permease, có trên màng. Lactose trong tế bàng được thủy phân
bởi enzyme lactase or β-galactsidase. ST sản xuất 1 lượng đáng kể lactase, để
xúc tác cho phản ứng thủy phân lactose thành glucose và galactose. Glucose được
chuyển thành pyruvate thông qua con đường Embden–Meyerhof. Pyruvate được biến
thành lactic acid bơi emzyme lactic dehydrogenase
Lactobacillus
delbrueckii subsp. Bulgaricus
Lactobacillus bulgaricus là vi khuẩn lên men điển
hình, phát triển tốt ở nhiệt độ 45 ÷ 50o C trong môi trường có độ
axit cao pH = 4,32. L. bulgaricus có
thể tạo ra trong khối sữa đến ượng 2,7% acid lactic từ đường lactose. pH tối
thích của L. bulgaricus là 5,2 ÷ 5,6.
Giống như ST, LB sản xuất enzyme lactase để thủy phân lactose
thành glucose và galactose. Glucose được chuyển hóa thành acid lactic, trong
khi galactose tích tụ trong môi trường phát triển.
Các tế bào của LB dạng que mảnh với đầu tròn dưới kính hiển
vi. Các tế bào xuất hiện đơn lẻ hoặc trong chuỗi ba hoặc bốn que ngắn (0,5-0,8
x 2,0-9,0 mm) với đầu tròn. Các tế bào chủ yếu là đơn lẻ hoặc theo cặp.
Nhiệt độ tăng trưởng tối ưu của LB là 45°C (113°F), nhưng để sản
xuất sữa chua ở nhiệt độ 42-43 ° C (107,6-109,4 ° F) được sử dụng để điều tiết
nhiệt độ tăng trưởng thấp hơn tối ưu của ST. LB sử dụng lactose, glucose,
fructose và trong một số chủng, galactose tạo ra cao bằng 1,8% D (-) acid
lactic. Nó chịu được pH thấp hơn nhiều so với ST. Không giống như ST, LB có thể
thủy phân casein (β-casein, ưu tiên) thành peptide, bằng cách sử dụng
proteinase liên màng. Nhưng để chuyển đổi các peptide thành các axit amin, LB
phải dựa vào ST, nhờ vào hoạt tính peptidase.
ST and LB khá tương thích với nhau khi cộng
sinh phát triển trong cùng một môi trường.
Khi sử dụng hỗn hợp hai loại vi khuẩn lactic trên, người ta thấy
ở giai đoạn đầu của quá trình lên men, pH thích hợp cho S.thermophilus hoạt động chiếm ưu thế và đảm bảo cho quá trình lên
men lactic được bắt đầu. Hoạt động của các enzyme phân huỷ casein của L. bulgaricus kích thích sự phát triển của
S.thermophilus và đôi khi cũng làm
cho độ acid tăng lên. Việc giảm pH của sữa làm cho S.thermophilus khó phát triển, khi đó L. bulgaricus thay thế.
Sự hình thành chất thơm trong sản phẩm sữa chua trước đây người
ta cho rằng chỉ có vai trò của S.thermophilus.
Nhưng các nghiên cứu gần đây cũng đã nhấn mạnh đến vai trò của L.bulgaricus trong việc tạo nên hương
thơm cho sản phẩm, trong đó thành phần acetaldehyde được coi là thành phần quan
trọng góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng của sữa chua. Nhiệt độ thích hợp
cho sự phát triển của hỗn hợp hai loại vi khuẩn này là 43 ÷ 45oC.
Hình 5 Tóm tắt sự ức chế và kích thích sự phát triển
của vi khuẩn trong sữa
Tài liệu tham khảo:
E. Spreer, Milk and Dairy Product Technology. Taylor & Francis, 1998.
G. Bylund, Dairy processing handbook. Tetra Pak Processing Systems AB, 2003, p. 442.
M. Boland, H. Singh, and A. Thompson, Milk Proteins: From Expression to Food. Elsevier Science, 2014.
Chanokphat Phadungath, "The mechanism and properties of acid-coagulated milk gels," Songklanakarin J. Sci. Technol., vol. Vol.27, no. 2, pp. 433-448, 2005.
R. C. Chandan and A. Kilara, Manufacturing Yogurt and Fermented Milks. Wiley, 2013, p. 478.
P. Walstra, P. Walstra, J.T.M. Wouters, and T.J. Geurts, Dairy Science and Technology, Second Edition. Taylor & Francis, 2005, p. 769.
0 comments:
Post a Comment