1.1. Vi sóng
1.1.1. Định nghĩa
1.1.1. Định nghĩa
Vi sóng (Microwave, sóng vi ba) là sóng điện từ
nằm trong một dải tần 300 MHz đến 300 GHz. Vi sóng là một loại sóng điện từ có
thể truyền trong không gian với vận tốc ánh sáng. Vi sóng có bước sóng ngắn hơn
sóng radio nhưng dài hơn tia hồng ngoại. Loại vi sóng
thường được dùng để nấu ăn có bước sóng khoảng 12.24 cm. Với độ dài như vậy,
sóng vi ba có thể được hấp thụ bởi hầu hết các loại thức ăn. Nhưng các hạt của
vi sóng (photon), không có đủ năng lượng để phá hủy phân tử và gây ra các bệnh
ung thư như tia cực tím hay tia X. Vì vậy, vi sóng thuộc về bức xạ không ion
hóa.[1, 2]
Hình 1.1
Dãy phổ sóng điện từ [3]
Bản chất của chúng giống như ánh sáng và các
sóng radar: đối với vi sóng, thủy tinh
được xem như trong suốt nên sóng đi xuyên qua, còn các mặt phẳng kim loại thì
giống như những tấm gương nên sóng bị phản chiếu trở lại.
Vì không khí, chén dĩa bằng thủy tinh hay sành
sứ đều không bị ảnh hưởng của vi sóng nên nước trong thức ăn được gia nhiệt
nhanh chóng và truyền năng lượng cho các thành phần khác của thực phẩm. Nhờ đó,
thức ăn có thể đựng trong vật dụng bằng các vật liệu chuyên biệt kể ở trên để đặt
vào thiết bị vi sóng, mà chỉ có thức ăn được nấu chín. Ở cửa lò vi sóng có đặt
một tấm lưới kim loại có thể phản xạ lại sóng vi ba như một tấm gương và giữ
cho nó không bị lọt ra ngoài. Mắt tấm lưới này đủ nhỏ để vi sóng không thế
thoát ra nhưng cũng đủ lớn để ánh sáng lọt qua được, nhờ đó ta có thể nhìn thấy
được thức ăn đang nấu bên trong. Hầu như tất cả các lò vi sóng đều có một bàn
xoay bằng kính để xoay tròn thức ăn, nhờ đó lượng nhiệt sẽ được phân bổ đều. Nếu
không được di chuyển như vậy, món ăn sẽ chín không đồng đều.
Động lực truyền nhiệt và truyền khối khi gia
nhiệt thực phẩm bằng microwave khác với các phương pháp thông thường.
Trong các loại thực phẩm được làm nóng bằng lò
vi sóng, profile về thời gian và nhiệt độ
bên trong sản phẩm gây ra bởi sự sinh nhiệt từ bên trong do sự hấp thụ năng lượng
điện từ từ trường microwave và truyền nhiệt do dẫn nhiệt, đối lưu và bốc hơi. Xét về bước sóng, sóng radio có kích thước khoảng km, tần số
truyền hình bằng mét, vi sóng bằng cm và hồng ngoại nằm trong khoảng micro mét, các bước sóng và tần số có liên quan
của biểu thức:
Bước sóng=vận tốc ánh sáng (c)/tần số (f)
Trong trường hợp này, Vận tốc của ánh sáng và
bước sóng của ánh sáng phụ thuộc vào bản chất vật liệu. Đối với tốc độ ánh sáng
trong chân không (c=3.108 m/s) thì theo công thức bước sóng tương ứng của vi
sóng là khoảng 1 m và 1 mm, do đó thuật ngữ "vi sóng" là dễ gây hiểu
nhầm về kích thước của bước sóng. [1]
Dải tần số của vi sóng nằm liền kề với dải tần số vô tuyến, chủ yếu được sử dụng cho truyền hình và phát thanh. Tuy nhiên, dải tần số vi sóng cũng được sử dụng cho viễn thông, như điện thoại di động, mạng không dây và radar. Để ngăn ngừa sự cố nhiễu, các dải tần số nhất định được dành riêng cho các ứng dụng công nghiệp, khoa học và y tế (còn gọi là dãy ISM- industrial, scientific, and medical), trong đó mức độ bức xạ nhất định mà các ứng dụng khác (ví dụ: các thiết bị truyền thông) chấp nhận được. Trong dãy sóng điện từ, các dải ISM được đặt ở 433, 915, 2450 và 5800 MHz.
Dải tần số của vi sóng nằm liền kề với dải tần số vô tuyến, chủ yếu được sử dụng cho truyền hình và phát thanh. Tuy nhiên, dải tần số vi sóng cũng được sử dụng cho viễn thông, như điện thoại di động, mạng không dây và radar. Để ngăn ngừa sự cố nhiễu, các dải tần số nhất định được dành riêng cho các ứng dụng công nghiệp, khoa học và y tế (còn gọi là dãy ISM- industrial, scientific, and medical), trong đó mức độ bức xạ nhất định mà các ứng dụng khác (ví dụ: các thiết bị truyền thông) chấp nhận được. Trong dãy sóng điện từ, các dải ISM được đặt ở 433, 915, 2450 và 5800 MHz.
1.1.2. Cơ chế sinh nhiệt [1, 4, 5]
Gia nhiệt bằng vi sóng là kết quả của sự tương
tác giữa trường xoay chiều và vật liệu điện môi. So với gia nhiệt thông thường
sử dụng nước hoặc hơi nước làm môi trường truyền nhiệt làm nóng các loại thực
phẩm, năng lượng vi sóng có khả năng cung cấp nhiệt đồng đều hơn và gia nhiệt
thể tích nhanh chóng.
Vi sóng có thể tạo ra nhiệt dựa trên sự hấp thụ,
và sự tương tác với vật liệu, đặc biệt là các vật liệu điện môi. Một vật liệu
điện môi (ví dụ như không khí hoặc thủy tinh) có thể ngăn cản dòng điện nhưng cho phép một trường tĩnh điện
hoặc từ trường đi qua nó. Chân không là dạng điện môi hoàn hảo. Sự sinh nhiệt là kết quả quan sát được khi thực phẩm được tiếp xúc với bức xạ vi sóng. Các tác động
trên các vi sinh vật là do các sự sinh nhiệt chứ không phải vì chúng mẫn cảm bức
xạ vi sóng.
Hai cơ chế sinh nhiệt bằng vi sóng là:
Hai cơ chế sinh nhiệt bằng vi sóng là:
Sự phân
cực Ion (Ionic polarisation): Nếu một điện trường được áp cho các ion trong
dung dịch sau đó chúng sẽ tự định hướng trong trường này, chịu sự gia tốc và
động năng của chúng tăng. Động năng sau đó được chuyển thành nhiệt khi các ion
va chạm với nhau. Khi điện trường đảo ngược, ví dụ ở 915 × 106 lần mỗi giây (tức là
tần số 915 MHz), số va chạm tăng lên khi các ion nhanh chóng thay đổi hướng.
Trong thực phẩm có mặt của muối natri, kali và canxi sẽ tạo ra các cation,
trong khi clorine sẽ tạo ra các anion. Các hiệu ứng phân cực ion tăng theo tỉ
trọng lớn hơn hoặc theo nồng độ của dung dịch các ion. Trong khí khoảng cách giữa
các phân tử là quá xa để chúng va chạm một cách có ý nghĩa (Hình 1.2).
Lưỡng cực quay (Dipole rotation): Tương tự như
vậy, các phân tử có cực sẽ sắp xếp theo hướng của điện trường áp vào tùy thuộc
vào độ phân cực của nó, và trường xoay chiều có tần số cao được sử dụng thì các
phân tử sẽ chịu một một lực xoay (hoặc mô-men xoay) và sẽ xoay theo tần số đó.
Sự xoay này tạo ra nhiệt. Nước là phân tử phân cực quan trọng nhất gặp phải
trong thực phẩm; các nguyên tử hydro được tích điện dương và các nguyên tử oxy
mang điện tích âm. Cơ chế này phụ thuộc vào khả năng di động của các phân tử,
ví dụ nước đá ít nhạy cảm với nhiệt lò vi sóng vì các phân tử nước ít có khả năng
di chuyển hơn khi ở trạng thái lỏng. Cơ chế xoay lưỡng cực có ý nghĩa quan trọng hơn
so với sự phân cực ion, trừ các loại thực phẩm có hàm lượng muối rất cao.
Sóng điện từ có tần số 1 hertz, sẽ tạo ra một
điện từ trường thay đổi chiều 1 lần trong 1 giây. Các sóng ngắn có tần số 2450
MHz đổi chiều 2.45 tỉ lần một giây. Sự xoay này tạo ra ma sát và sinh nhiệt.
1.2. Tính chất điện môi của thực phẩm
1.2.1. Các định nghĩa
Sự nung nóng điện môi hay cấp nhiệt theo thể
tích, có nghĩa là nhiệt được tạo ra bên trong vật liệu thông qua sự hấp thụ
năng lượng điện từ trường ngoài. Cường độ và tần số của trường này cũng như
tính chất điện môi của vật liệu xác định mức độ hấp thụ năng lượng thể tích và
hiệu suất sinh nhiệt (rate of heat generation). Các
tính chất điện môi (Dielectric properties) của nguyên liệu cung cấp thông tin về tính chất của chúng trong hệ thống gia nhiệt điện từ. Các tính chất của nguyên liệu cần được biết để
hiểu được cơ chế làm nóng của vi sóng, và do đó có thể mô phỏng, mô hình hóa, áp dụng
hệ thống vi sóng thành công và thiết kế hệ thống gia nhiệt bằng vi sóng.
Hằng số điện môi (ε’) – Dielectric constant và
hệ số tổn thất điện môi (ε’’) – Dielectric loss factor, đó là phần thực và phần
ảo tương ứng của độ điện thẩm tương đối (εr), là các thông số điện môi chính,
và mối quan hệ giữa chúng được cho bởi phương trình sau:
Hằng số điện môi là khả năng của một vật liệu
để lưu trữ năng lượng vi sóng, trong khi các hệ số tổn thất điện môi là khả
năng của một loại vật liệu làm tiêu tán năng lượng vi sóng dưới dạng nhiệt.
1.2.2. Tính chất điện môi của thực phẩm
Có nhiều kỹ thuật để đo các tính chất điện môi
của các loại thực phẩm. Những kỹ thuật này có thể được liệt kê như là tấm song
song, mạch tập trung, coaxial probe, đường dây truyền tải, hộp cộng hưởng,... [7]. Một số thông số, chẳng hạn như bản chất của vật
liệu được đo, dải tần số và độ chính xác của kỹ thuật này, khả năng và chi
phí của các thiết bị, quyết định những kỹ thuật để sử dụng. Các
phương pháp thường được sử dụng là coaxial probe hở đầu, đường dây truyền tải,
và các phương pháp khoang cộng hưởng.
Các đánh giá toàn diện về tính chất điện môi
cung cấp những nguồn dữ liệu thực nghiệm
cho nhiều loại thực phẩm. Các nghiên cứu trong những năm gần đây đã xác định các tính chất
điện môi của các loại trái cây và rau quả;
sản phẩm thủy sản, hải sâm; cá hồi fillet và cá hồi và cá tầm caviars; thịt bò; hỗn hợp thịt; thịt xay và thịt của các loài động vật khác nhau, chẳng hạn
như thịt cừu, thịt lợn, thịt gà, gà tây; thực phẩm có khả năng vận chuyển bằng bơm, chẳng hạn như ready-to-eat
pudding, thức uống đậu nành, và bơ (trái cây) dạng paste; các sản phẩm từ sữa; pho mát; bơ sữa; khoai lang nghiền; bột đậu, bột nhào gạo basmati; axit axetic và giấm; trứng; hạt dẻ; mật ong; bánh mì; dầu ăn và axit béo; và các loại nước ép trái cây [7].
Bảng 1.1 Tính chất điện môi của một số nguyên
liệu tại 2.45 GHz [8]
Sản phẩm
|
Độ ẩm (%)
|
ε′
|
ε″
|
Táo
|
88
|
54
|
10
|
Chuối
|
78
|
60
|
18
|
Carrot
|
87
|
56
|
15
|
Nho
|
82
|
65
|
17
|
Xoài
|
86
|
61
|
14
|
Khoai tây
|
79
|
57
|
17
|
Milk fat (solid)
|
0
|
2.6
|
0.2
|
Nước cất
|
100
|
78
|
13.4
|
Bảng 1.2 Tính chất điện môi của một số nguyên
liệu [9]
Nguyên liệu
|
Tổn thất điện môi
(ε’’)
|
Hằng số điện môi
( ε’)
|
ε’’/ ε’
|
Độ xâm nhập
(cm)
|
Nước
|
13.40
|
78.00
|
0.17
|
1.28-1.50
|
Thực
phẩm ẩm cao
|
||||
Khoai tây tươi
|
24.00
|
72.50
|
0.33
|
0.90
|
Carrot nấu
|
17.90
|
71.50
|
0.25
|
0.92
|
Spinach
|
27.20
|
34.00
|
0.80
|
0.41
|
Thực
phẩm nhiều protein và muối
|
||||
Gà tây nấu [25]
|
26.00
|
36.50
|
0.75
|
0.41
|
Chanh
|
14.00
|
71.00
|
0.19
|
1.17
|
Nước + 0.5 M
NaCl
|
67.00
|
41.90
|
1.60
|
0.20
|
Canh thịt
|
21.40
|
73.90
|
0.29
|
0.78
|
Lòng trắng trứng
|
15.80
|
69.70
|
0.22
|
1.03
|
Precooked ham
|
22.80
|
42.90
|
0.53
|
0.50-0.60
|
Heo
|
15.70
|
53.20
|
0.29
|
0.90
|
Cá bơn fillet
|
14.10
|
53.60
|
0.26
|
1.01
|
Thịt bò nấu
|
9.60
|
30.50
|
0.31
|
1.10
|
Bột nhào bánh
mì
|
9.00
|
22.00
|
0.41
|
1.00
|
Dầu
mỡ
|
||||
Dầu mỡ
|
0.15
|
2.50
|
0.06
|
20.30
|
Bơ đậu phộng
|
4.10
|
3.10
|
1.32
|
0.80-0.95
|
Dầu hướng dương
|
0.18
|
2.40
|
0.07
|
17.07
|
Chất béo sữa dạng
rắn
|
0.20
|
2.60
|
0.07
|
15.70
|
Thực
phẩm giàu đường
|
||||
Sucrose
|
6.80
|
72.30
|
0.09
|
2.43
|
Khoai lang
|
14.00
|
52.00
|
0.27
|
1.00
|
Táo
|
10.00
|
54.00
|
0.18
|
1.43
|
Bí
|
37.60
|
47.00
|
0.80
|
0.35
|
Syrup Khóm
|
11.60
|
67.80
|
0.17
|
1.38
|
Thực
phẩm rắn
|
||||
Khoai tây
|
2.08
|
5.76
|
0.35
|
2.28
|
Bánh mì
|
1.20
|
4.80
|
0.26
|
3.50
|
Trong các nghiên cứu gần đây, các tính chất điện
môi (hằng số điện môi và hệ số tổn thất điện môi) của thực phẩm đã được đo như
là một hàm của nhiệt độ và tần số để:
- Khám phá những tính chất của thực phẩm trong quá trình chế biến với vi sóng;
- Để phát triển các hệ mô hình đại diện cho các thực phẩm;
- Để phát triển các phương thức thanh trùng; để có kiến thức về chất lượng bên trong; độ tươi, độ chín của các sản phẩm thực phẩm;
- Dự đoán độ ẩm của sản phẩm.
- Các đặc tính điện môi của côn trùng đã được đo để phát triển hệ thống kiểm soát côn trùng không hóa chất thông qua các ứng dụng làm nóng điện môi (tần số vô tuyến hoặc làm nóng bằng vi sóng).
- Khám phá những tính chất của thực phẩm trong quá trình chế biến với vi sóng;
- Để phát triển các hệ mô hình đại diện cho các thực phẩm;
- Để phát triển các phương thức thanh trùng; để có kiến thức về chất lượng bên trong; độ tươi, độ chín của các sản phẩm thực phẩm;
- Dự đoán độ ẩm của sản phẩm.
- Các đặc tính điện môi của côn trùng đã được đo để phát triển hệ thống kiểm soát côn trùng không hóa chất thông qua các ứng dụng làm nóng điện môi (tần số vô tuyến hoặc làm nóng bằng vi sóng).
1.3. Các tính chất của thực phẩm ảnh hưởng đến
sự gia nhiệt bằng vi sóng
1.3.1. Tính chất điện môi của thực phẩm [10,
11]
Thể hiện mức sự xâm nhập của năng lượng vi
sóng vào bên trong vật liệu là một tính chất chức năng của tính chất điện môi .
Các tính chất điện môi của các sản phẩm thực
phẩm chủ yếu được xác định bởi thành phần hóa học của chúng.
Các hệ số tổn thất đại diện cho một thuộc tính
của vật liệu được chế biến và vật liệu càng có hệ số tổn thất lớn thì càng gia
nhiệt tốt, trong khi một loại vật liệu có hệ số tổn thất thấp thì làm nóng kém,
do năng lượng vi sóng dễ dàng truyền qua.
Bảng 1.3. Tính chất điện môi của một số thành
phần thực phẩm [10]
Thành phần thực phẩm
|
Tần số
(MHz)
|
Nhiệt độ
(°C)
|
Hằng số
điện môi
|
Tổn thất
điện môi
|
|
Nước
|
2450
|
20
|
78
|
13.4
|
|
Nước đá
|
2450
|
-12
|
3.2
|
0.003
|
|
Chất béo (milk)
|
2450
|
20
|
2.6
|
0.2
|
|
Dầu bắp
|
2450
|
25
|
2.5
|
0.14
|
|
Dầu bắp
|
915
|
25
|
2.6
|
0.18
|
|
Protein
(sodium caseinate)
|
2450
|
20
|
1.6
|
0
|
|
Carbohydrates (lactose)
|
2450
|
20
|
1.9
|
0
|
|
Không khí
|
2450
|
20
|
1.0
|
0
|
|
Không khí
|
915
|
20
|
1.0
|
0
|
Nước là một loại dung môi phân cực và nó là
thành phần hóa học chính của hầu hết các sản phẩm thực phẩm. Hằng số điện môi và hệ số tổn thất điện môi của nước ở
20°C tương ứng ở 2450 MHz là 78 và
13.4. Muối làm giảm hằng số điện môi do sự liên kết của các phân tử nước tự do
bởi các ion của các muối hòa tan và làm tăng hệ số tổn hao điện môi do sự bổ
sung của các hạt mang điện.
Những ảnh hưởng của lượng nước và muối vào các
tính chất điện môi phụ thuộc vào cách thức mà chúng đang liên kết hoặc sự hạn chế
di chuyển của chúng bởi các thành phần thực phẩm khác.
Độ điện thẩm của dung dịch, hỗn hợp giảm bởi
hai lý do: việc thay thế nước bằng một chất có một độ điện thẩm thấp hơn và sự
liên kết của các phân tử nước. Chất rắn hữu cơ như mỡ, protein và carbohydrate,
có một hằng số điện môi nhỏ hơn 3 và hệ số tổn thất điện môi nhỏ hơn 0.2, làm
giảm độ điện thẩm của thực phẩm.
Hàm lượng chất béo ảnh hưởng đến cả các hằng số
điện môi và các hệ số tổn thất điện môi. Hằng số điện môi và hệ số
tổn thất điện môi của thịt bò có chất béo thấp là cao hơn so với
thịt bò có nhiều chất béo.
Sakai et al. (2005) đã sử dụng
1% agar gel như một thực phẩm, thêm vào 0%-40% sucrose và 0%-2% natri clorua để
điều chỉnh các tính chất điện môi. Họ phát hiện ra rằng việc bổ sung sucrose chủ
yếu giảm hằng số điện môi trong khi việc bổ sung natri clorua chủ yếu tăng các
hệ số tổn thất điện môi và giảm nhẹ các hằng số điện môi. Liên kết hydro hạn chế
việc di chuyển tự do của nước làm giảm độ điện thẩm
1.3.2. Hình dạng và kích thước thực phẩm
Khi vi sóng lan truyền trong một nguyên liệu
thực phẩm, nó suy giảm.
Hấp thụ vi sóng thường được tính bằng phương
trình Maxwell hay phương trình Lambert.
Yang và Gunasekaran (2004) đã so sánh phân bố
nhiệt độ trong thực phẩm mô hình dạng trụ sử dụng phương trình Maxwell và định luật
Lambert trong thời gian làm nóng lò vi sóng. Phương trình Maxwell có thể mô tả
một cách chính xác lan truyền, hấp thụ của vi sóng nhưng nó là quá phức tạp.
Định luật Lambert xem xét một suy giảm theo hàm
mũ của năng lượng vi sóng trong các loại thực phẩm, có thể được thể hiện như:
Hầu hết các sản phẩm thực phẩm thông thường có
độ sâu thâm nhập trong khoảng 0,5-1,0 cm. Độ sâu thâm nhập giảm với việc tăng
hàm lượng muối. Độ sâu thâm nhập của vi sóng giảm với
việc tăng tần số vi sóng và nhiệt độ. Vi sóng ở 915 MHz có thể thâm nhập vào độ
sâu lớn hơn vi sóng tại 2450 MHz.
Độ sâu thâm nhập của gia nhiệt bằng vi sóng là
nhỏ hơn nhiều so với gia nhiệt tần số vô tuyến ở 10-300 MHz. Do đó, làm nóng bằng vi sóng phụ thuộc đáng kể vào kích thước và hình dạng
của các loại thực phẩm. Trong các mẫu lớn hơn, một gradient nhiệt độ lớn xảy ra
từ bề mặt về phía trung tâm trong quá trình làm nóng vi sóng. Trong các loại thực
phẩm nhỏ, vi sóng làm nóng đồng đều hơn.
1.3.3. Nhiệt độ và tần số sóng [10]
Các tính chất điện môi của nguyên liệu thực phẩm
cũng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và tần số sóng. Nước đá có hệ số tổn thất hằng số điện môi điện môi thấp hơn nhiều so với nước
dạng lỏng.
Thực phẩm lạnh đông mất thời gian lâu hơn so với
các loại thực phẩm được làm lạnh, và mất nhiều thời gian hơn so với thực phẩm hạn
sử dụng ổn định được làm nóng từ nhiệt độ phòng (giả sử tất cả được đun nóng đến
cùng một nhiệt độ cuối) [12]
Cả hai hệ số tổn thất điện môi và hằng số điện môi giảm theo sự tăng tần số vi sóng. Do
đó, sự năng lượng hấp thụ và thâm nhập bức xạ trong gia nhiệt vi sóng là hiệu
quả hơn ở tần số thấp so với tần số cao hơn.
Sự gia tăng nhiệt độ trong thực phẩm trong quá
trình gia nhiệt bằng vi sóng phụ thuộc vào cả các tính chất điện môi và tính chất
nhiệt lý (thermophysical) của thực phẩm. Các tính chất vật lý của vật liệu thực
phẩm bao gồm cả nhiệt dung riêng, tỷ trọng và độ dẫn nhiệt, mà thay đổi theo
nhiệt độ và thành phần thực phẩm, cũng sẽ ảnh hưởng đến sự gia tăng nhiệt độ
trong quá trình gia nhiệt vi sóng.
1.3.4. Sự Che chắn (Shielding) và sự che khuất
(Shadowing) [11]
Sự che chắn là việc sử dụng kim loại để phản xạ
năng lượng vi sóng và do đó làm giảm tốc độ gia nhiệt trong khu vực được che.
Nhôm lá mỏng thường được sử dụng và nó có thể được bọc quanh các phần riêng để
làm lá chắn.
Sự che khuất/tạo bóng là một hiệu ứng chắn bởi
một sản phẩm thực phẩm mà kết quả làm giảm tốc độ gia nhiệt khi các sản phẩm tiếp
xúc với nhau. Vì có sự tác động qua lại lẫn nhau của sản phẩm này che cho sản
phẩm khác nên khối thực phẩm luôn phải được đặt cách nhau xa nhau để nấu nướng
tốt nhất.
1.4. Nguồn phát sóng Magnetron
Bên trong lò vi sóng có một bộ phận gọi là
magnetron. Nó là một ống kiểm soát điện từ, giúp biến điện năng thành sóng vi
ba. Để cung cấp năng lượng cho magnetron
Một magnetron bao gồm một ống chân không với một
cathode phát ra electron tích điện âm ở trung tâm. Cathode này được bao quanh bởi
anode có cấu trúc tạo nên nên khoang rỗng - khoang cộng hưởng. Do điện trường một
chiều mạnh, các điện tử phát ra được gia tốc bắn ra từ tâm. Nhưng do từ trường
của 2 nam châm ở trên và dưới làm chúng bị lệch, cho ra một chuyển động xoắn ốc.
Cường độ Điện trường và từ trường được lựa chọn một cách thích hợp, do đó mà tại
các khoang cộng hưởng lấy năng lượng từ các electron. Năng lượng điện từ lưu trữ
có thể được kết hợp bởi một ăng ten của một trong số các khoang vào một ống dẫn
sóng hoặc một đường cáp đồng trục.
Công suất của một magnetron có thể được điều
khiển bởi dòng trong ống hoặc cường độ từ
trường. Công suất tối đa của nó thường được giới hạn bởi nhiệt độ của cực
dương, để ngăn cản nóng chảy. Giới hạn thực tế tại tần số 2,45 GHz là khoảng
1,5 kW và 25 kW tương ứng cho làm mát anode bằng không khí hoặc nước.
1.5. Các bộ phận chính của thiết bị gia nhiệt
bằng vi sóng ở quy mô công nghiệp [12]
Các hệ thống xử lý vi sóng công nghiệp là loại lò vi sóng phức tạp với băng tải chạy
qua chúng. Chúng có bộ máy phát (generator) phức tạp, applicator, và các hệ thống
điều khiển (control system) và thường sử dụng bộ cảm biến của các loại khác
nhau để kiểm soát quá trình (Hình 1.5)
Generator
- Nguồn
cung cấp dòng điện 1 chiều (DC Power Supply): mà chuyển đổi các 120/240/480
volt AC 4.000 đến 20.000 volt DC, phụ thuộc vào máy phát điện, sau đó kích
thích các magnetron.
- Magnetron
là một ống chân không, không khí và làm mát bằng nước, sản sinh ra vi sóng đưa
ra applicator.
- Máy
phát: có rất nhiều máy phát điện tại hai tần số ISM 2450 và 915 MHz từ các nhà
cung cấp khác nhau tại Hoa Kỳ, Châu Âu và
Châu Á. Mức năng lượng có sẵn là:
+ 2450
MHz: 0.3, 1.0, 1.2, 2.0, 3.0, 6.0, 12, 20, 30 kw
+ 915
MHz: 5, 30, 50, 60, 75, 100 kw
Các hệ thống điều khiển: điều khiển công suất
đầu ra của magnetron. Nó có thể nhận được thông tin từ các cảm biến đo nhiều thứ
như các nhiệt độ, độ ẩm,… của vật liệu được xử lí bằng microwave, và sử dụng để
kiểm soát công suất ra của magnetron.
Applicator
+ Thường
có dạng thiết kế hình chữ nhật và sản xuất từ thép không gỉ cho các ứng dụng thực
phẩm hoặc nhôm khi được sử dụng để làm nóng các vật liệu phi thực phẩm.
+ Chúng
có thể là từ một vài mét đến hơn 20 m. Cửa ra vào thường được gắn ở hai bên để
làm sạch, sửa chữa, loại bỏ mảnh vỡ, vv
Tại hai đầu là đường hầm có các băng tải chạy
xuyên qua. Phần cuối chứa cấu tạo đặc biệt: cấu trúc có thể hấp thụ, hoặc phản
chiếu hoặc ngăn chặn vi sóng thoát khỏi đường hầm mở, qua đó tạo ra an toàn lao
động.
Băng tải
Đây thường là lò vi sóng trong suốt và phải
phi kim loại. Đai này có thể là đặc, lưới, hoặc khớp nối. Vật liệu phổ biến được
sử dụng là cao su silicone, sợi thủy tinh, polypropylene và nhiều hơn nữa. Đai kim loại dùng cho tải
trọng nặng, có thể được sử dụng, tuy nhiên phải sử dụng cách ly, mà thường được
làm bằng teflon hoặc polypropylene để ngăn chặn việc vi súng tiếp xúc trực tiếp
với kim loại.
Ống dẫn sóng
Ống dẫn sóng được sử dụng để vận chuyển năng
lượng, tạo ra bởi các magnetron để đến các applicator . Nhiều thiết kế khác
nhau tồn tại, dạng thiết diện hình chữ nhật và được làm bằng nhôm hoặc đồng.
Chúng khác nhau về chiều dài và chỗ uốn cong và tính dẻo.
Hệ thống xử lí
Hệ thống xử lý lò vi sóng ngày nay phần lớn là
điều khiển PLC và có thể sử dụng cảm biến nhiệt độ, độ ẩm và cảm biến khác
trong thông tin phản hồi để điều khiển máy phát, công suất , tốc độ băng tải,
nhiệt độ không khí, độ ẩm, vv
1.6. Ứng dụng vi sóng trong công nghệ thực phẩm
[13]
Bảng các ứng dụng thành công công nghệ
microwave trong các ngành công nghiệp thực phẩm
Bảng 1.4. Một số ứng dụng của vi sóng trong
các sản phẩm thực phẩm
Quá trình
|
Ứng dụng trong sản phẩm
|
Làm ấm và rã đông
|
Thịt, gia cầm, quả mọng, trái cây, bơ sữa, cá
|
Làm nóng chảy/tan chảy
|
Chocolate, chất béo, mỡ bò, mỡ heo, phần còn lại từ chế biến thịt
|
Tẩy màu
|
Rau củ, khoai tây, trái cây
|
Sấy
|
Pasta, hành tây, bánh gạo, nước trái cây, khoai tây chiên, lòng đỏ trứng,
các loại thực phẩm ăn nhẹ, rong biển
|
Sấy lạnh và sấy chân khônng
|
Đồ uống, nước trái cây (ví dụ nước cam), ngũ cốc, hạt, các sản phẩm
nhạy nhiệt, bột, thịt, rau, trái cây, cà rốt
|
Rang bỏng
|
Các sản phẩm từ tinh bột
|
Nướng (baking)
|
Proofing của bột bánh, nướng bánh mì và bánh ngọt, hoàn thiện quá
trình nướng bánh của cookie và rusk (bánh bit cot), khoai tây
|
Rang
|
Cà phê đậu, lạc và các loại hạt khác, hạt ca cao
|
Khử trùng (sâu bọ và vi khuẩn)
|
Ngũ cốc, vật liệu đóng gói
|
Nấu
|
Nấu ăn thịt, phi lê, thịt bánh, xúc xích, khoai tây, thịt gà, thịt
xông khói, cá mòi, cá trích, khoai tây chiên giòn khoai tây, gạo
|
Thanh trùng
|
Bánh mì, sữa chua, thức ăn làm sẵn, khoai tây gọt vỏ, nước giải khát, sữa
|
Tiệt trùng
|
Sữa chua, thực phẩm nấu sẵn, bánh mì, bánh pizza, khoai tây gọt vỏ, hạt,
thịt dừa
|
1.7. Ưu nhược điểm của phương pháp xử lí bằng
vi sóng
Ưu điểm
- Tiết
kiệm năng lượng.
- Giảm
thời gian chế biến.
- Giữ
được các chất dinh dưỡng, mùi vị và cấu trúc của thực phẩm.
- Dễ
vệ sinh sạch sẽ.
- Có
thể chế biến và sử dụng thực phẩm trong cùng đồ chứa.
Hạn chế
- Không
dùng đồ đựng bằng kim loại, làm thực phẩm lâu chín và gây ra tia lửa điện
(arcing).
- Không
dùng đồ đựng bằng nylon hoặc polyester vì có thể chảy mềm khi nóng lên và lẫn
vào thực phẩm.
-
Gia nhiệt thực phẩm không đồng nhất, ví dụ đối với trường hợp các sản phẩm thực
phẩm không được thiết kế đúng cho mục đích của nó
- Các
biện pháp an toàn đặc biệt là cần thiết trong thiết bị để tránh rò rỉ
- Đặc
biệt bảo vệ các bộ phận điện tử để gia nhiệt và tránh độ ẩm
- Chi
phí thiết bị tương đối cao [13]
Tài liệu tham khảo:
Tài liệu tham khảo:
[1] M. Regier and H. Schubert,
"Introducing microwave processing of food: principles and
technologies," in The Microwave Processing of Foods, ed: Woodhead
Publishing, 2005, pp. 3-21.
[2] M. Brewer, "Microwave processing,
nutritional and sensory quality," in The Microwave Processing of Foods,
ed: Woodhead Publishing, 2005, pp. 76-101.
[3] TERAHERTZ. Available:
http://www6.sura.org/commercialization/terahertz/
[4] J. Ahmed, et al., Novel Food Processing:
Effects on Rheological and Functional Properties: CRC Press, 2009.
[5] R.P. Singh and D.R. Heldman, Introduction
to Food Engineering: Elsevier Science, 2013.
[6] SatyanarayanRS Dev and GSVijaya Raghavan,
"Electrical Properties of Foods," in Physical Properties of Foods,
ed: CRC Press, 2012, pp. 119-130.
[7] D.W. Sun, Emerging Technologies for Food
Processing: Elsevier Science, 2014.
[8] J.K. Sahu, Introduction to Advanced Food
Process Engineering: Taylor & Francis, 2014.
[9] A.K. Datta, Handbook of Microwave
Technology for Food Application: Taylor & Francis, 2001.
[10] Lijun Wang, "Energy Efficiency And
Conservation In Microwave Heating," in Energy Efficiency and Management in
Food Processing Facilities, ed: CRC Press, 2009, pp. 333-348.
[11] RS Chavan and SR Chavan, "Microwave
baking in food industry: a review," International Journal of Dairy
Science, vol. 5, pp. 113-127, 2010.
[12] R. F. Schiffmann, " Industrial
microwave heating of food: principles and three case studies of its
commercialization," in Case Studies in Novel Food Processing Technologies,
ed: Woodhead Publishing, 2010, pp. 407-426.
[13] S. Bhattacharya, Conventional and Advanced
Food Processing Technologies: Wiley, 2014.
0 comments:
Post a Comment