Phân loại các sản phẩm ngũ cốc dạng sợi kiểu Châu Á
Nguyên liệu
|
Tên
|
Nguồn gốc
|
Thành phần khác
|
Bột mì
|
Gook soo
Kal guk su
Kishimen
Somen
Hiyamugi
Udon
Miswa
Pancit Canton
Mì trứng
Mì Trung Quốc
|
Hàn Quốc
Hàn Quốc
Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản
Philipine
Philipine
Trung Quốc
Trung Quốc
|
Dầu dừa, màu
Trứng
|
Kiều mạch
|
Cha soba
Soba
Naeng myun
|
Nhật Bản
Nhật Bản
Hàn Quốc
|
Bột khoai lang
|
Bột gạo
|
Phở
Bún
Mai fun
Ho fen
Chantaboon
|
Việt Nam
Việt Nam
Nhật Bản
Trung Quốc
Thái Lan
|
|
Đậu Xanh
|
Bún tàu (miến)
Fen si (miến)
Sai fun
|
Việt Nam
Trung Quốc
Trung Quốc
|
|
Khoai lang
|
Dang myun
Soo foon
|
Hàn Quốc
Malaysia
|
Bột bắp
|
Phân loại Mì sợi châu Á – AWN
Hiện tại chưa có một cách phân loại có hệ thống hoặc danh mục
nào cho các loại AWN. Tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu họ đã phân loại theo
các tiêu chí sau: Dựa trên hình dạng sợi mì, dựa trên nguyên liệu sản xuất, pH
và tính chất cảm quan, cách thức chế biến và dạng bán của chúng trên thị trường:
Phân
loại dựa trên hình dạng:
thường phân loại dựa trên kích cỡ sợi mì. Ở Nhật, có các dạng phân loại sau: Rất
mỏng (Somen), Mỏng (hya-mugi), chuẩn (udon) và dạng miếng (kishi-men).
Loại
|
Chiều rộng (mm)
|
Trung Quốc
|
Nhật Bản
|
Rất mỏng
|
0,7-1,2
|
Mì Longxu (Trung Quốc)
Yinsi (Hong Kong)
|
Somen
|
Mỏng
|
1,3-1,7
|
Xi mien (Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan)
|
Hiya-mugi
|
Dạng miếng
(Flat noodles)
|
5-6
|
Yangchun mien (Trung Quốc)
Kuan (broad) mien (Trung Quốc,Đài Loan)
|
Kishi-men
Hira-men
|
Chuẩn
|
1,9-3,8
|
Udon
|
|
Miếng rộng
|
Dai mien (Trung Quốc)
|
||
Dày
|
Ci mien (Shanghai, Trung Quốc)
|
Phân loại dựa trên nguyên liệu:
Mì thường đươc làm riêng từ bột mì hoặc kết hợp với bột kiều mạch.
Mì sợi bột mì bao gồm mì Trung Hoa và Nhật Bản. Có nhiều loại mì khác nhau trong
đó, thể hiện ở trong công thức, cách chế biến và đặc trưng chất lượng của
chúng. Mì có chứa kiều mạch gọi là soba. Những loại mì này thường có màu nâu
sáng và xám với hương vị có một không hai. Mì Trung Hoa thường được làm từ bột
lúa mì cứng đặc trưng bởi màu trắng kem sáng hoặc vàng tươi và cấu trúc vững chắc.
Còn loại mì Nhật Bản được làm từ bột lúa mì mềm với hàm lượng protein trung
bình, chúng thường có trắng kem, có cấu trúc mềm và đàn hồi. Mì có thể được
phân loại thành trắng (chứa muối) – White salt noodles hoặc vàng (chứa muối kiềm)
– Yellow alkaline noodle, phụ thuộc vào sự có mặt hay không của muối kiềm trong
công thức. Muối kiềm tạo cho mì có màu vàng. Loại mì WSN gồm có mì Nhật, mì nguyên
Trung Quốc và mì sấy. Loại mì YAN gồm có mì ướt Trung Quốc, mì Quảng Đông,
hokkien, Chuka-men, Thai bamee và mì ăn liền. Các loại mì WSN phổ biến ở Trung
Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc; mì YAN phổ biến ở Việt Nam, Malaysia, Singrapore,
Indonesia, Thái Lan và miền Nam Trung Quốc và mì ăn liền phổ biến ở Đông và Đông
Nam Á
Phân loại dựa trên quá trình chế biến
- Chế
biến thủ công
- Chế
biến bằng máy móc.
Phân loại dựa trên quá trình chế biến
Quá trình
|
Chế biến
|
Thủ công
|
Dựa vào kĩ năng và kinh nghiệm để đạt
được sản phẩm đồng nhất. Thủ thuật bao gồm kéo sợi và kéo giãn khối bột nhão
để tạo thành sợi dài với độ dày đồng nhất
|
Máy
|
Cơ giới hóa nhào bột, cán, cắt sợi.
|
Phân loại dựa trên dạng bán (Sales form) trên thị trường:
Tức là dựa trên dạng sản
phẩm được bán ra: Chưa nấu, tươi; sấy; nấu sôi, nấu sôi đông lạnh, hấp và chiên
hoặc hấp và sấy ăn liền.
Ở Việt Nam, Theo tác giả Bùi Đức Hợi,
phân loại mì sợi (Kể cả các sản phẩm Pasta) như sau:
v Phân
loại theo phẩm cấp của bột:
+
Hạng đặc biệt được sản xuất từ loại bột mì tốt nhất (bột lấy từ nhân lõi hạt).
+
Hạng tốt được lấy từ bột mì hảo hạng.
+
Hạng nhất từ loại mì hạng I.
v Phân
loại theo nguyên liệu:
+
Mì trứng.
+
Mì dinh dưỡng.
+
Mì cà chua.
v Phân
loại theo công nghệ:
+
Mì hấp
+
Mì không hấp
+
Mì ăn liền
v Phân
loại theo hình dạng:
+
Mì dạng ống.
+
Mì dạng sợi.
+
Mì dạng hoa: nui sò, nui sao, nui hoa,…
– Mì
dạng ống: mì ống được chia ra mì ống dài và mì ống ngắn. Mì
ống dài có chiều dài khoảng 15 cm, bề mặt ống có thể phẳng nhẵn, có thể gợn sóng. Tiết diện ống cũng rất khác nhau, người ta thường sản xuất mì ống với đường kính:
+
d<= 4mm.
+ d=4-5,5mm.
+
d<=5,5-7mm.
+
d<=7,0mm.
Mì ống ngắn có chiều dài khoảng 2-7cm, thẳng hoặc cong. Loại bề mặt ống nhẵn thường có đường kính 4=5,5mm và 5,5-7mm.
Loại ống gợn sóng thường có đường kính 4mm và 4-5,5mm.
Loại ống nhiều cạnh thường
có đường kính 22-25cm.
Các dạng ống trên đây thường có chiều dày thành ống khoảng 1,5-2,0mm.
– Dạng mì sợi: mì sợi là dạng có tiết diện tròn và đặc (không
rỗng).
Thường có 4 loại đường kính sau đây:
+
d<0,8mm.
+
d<=1,2mm.
+
d<=1,5mm.
+
d<=3,0mm.
Dạng mì sợi có thể dài đến 400mm (sợi thẳng). Ngoài ra người ta còn sản xuất mì nắm, đó là mì sợi được vắt thành từng con nhỏ trọng lượng khoảng 30-50g.
- Dạng
mì thanh: dạng mì này có tiết diện hình vuông hoặc chữ nhật, chiều dày của sợi thường không quá 2mm. Chiều dài của sợi từ 1,5cm (loại ngắn) đến 20cm (loại dài). Từ mì thanh cũng có thể sản xuất ra mì nắm có trọng lượng không quá 50g.
- Mì
dạng hoa: tùy thuộc vào cấu tạo của khuôn, người ta có thể sản xuất ra dạng mì hoa có hình dạng đặc biệt
như hình sò, hình sao, hình hoa,...
Tài liệu tham khảo:
[2] G.
G. Hou, Asian Noodles: Science,
Technology, and Processing: Wiley, 2011.
[3] G.
Owens, Cereals Processing Technology:
Taylor & Francis, 2001.
[4] L.
Popper, "Noodles and Pasta," in Future
of Flour: A Compendium of Flour Improvement, ed: Verlag Agrimedia, 2006,
pp. 329-356.
[5] Y.
H. Hui and F. Sherkat, Handbook of Food
Science, Technology, and Engineering - 4 Volume Set: CRC Press, 2005.
[6] Bùi
Đức Hợi, et al., Kỹ thuật chế biến lương thực vol. 2: NXB Khoa học kỹ thuật, 2009.
0 comments:
Post a Comment