Sữa chua được sản xuất cách đây trên 10000 năm. Về mặt lịch sử,
sữa chua là một loại sản phẩm sữa lên men truyền thống, là thực phẩm trong chế
độ ăn của nhiều nền văn hóa ở Scandinavia, Trung Đông, Đông Nam Á []. Chúng từng được sử dụng từ
khi con người biết thuần hóa gia súc. Bằng chứng sử dụng sữa lên men được tìm
thấy trong các nghiên cứu khảo cổ có liên quan đến người Xume, Babylon của
Mesopotamia, Pharo của miền bắc châu Phi, và người Indo-Aryan ở tiểu lục địa Ấn
Độ. Trong các bộ kinh cổ của người Ấn Độ,
như kinh Veda – niên đại vào khoảng 5000 năm trước, có nhắc đến dadhi và bơ sữa.
Cũng trong hệ thống Ayurvedic cổ có đề cập đến sữa lên men (dadhi) về lợi ích sức
khỏe của nó và khả năng chống lại bệnh tật [].
Từ “yogurt”(sữa chua) có nguồn gốc từ tiếng Thổ Nhĩ Kì có nghĩa là “làm đông cục” hoặc “làm đặc lại”. Tác phẩm đầu tiên mô tả “Yogurt” được in trong “DiwanuI-Lugat al-Turk” – từ điển Thổ Nhĩ Kì năm 1070-1073. Vào thế kỷ 18, người nhập cư Thổ Nhĩ Kỳ mang sữa chua đến Mỹ [].
Năm 1905, một nhà khoa học Bulgary là Stamen Grigorov, khám
phá ra sữa chua được làm từ một chủng Bacillus.
Nó được đặt tên là Lactobacillus bulgaricus
[].
Năm 1919, sữa chua được sản xuất công nghiệp lần đầu tiên ở Barcelona,
bởi công ty “Danone” do Isaac Carasso xây dựng [].
Năm 1933, bằng sáng chế đầu tiên về sữa chua trái cây được cấp
cho một công ty ở Prague (Cộng hòa Séc)[].
Từ những năm 1950-1960, sự phổ biến của sữa chua ngày càng
tăng lên do lợi ích sức khỏe của chúng. Ngày nay, sữa chua là sản phẩm được
tiêu thụ phổ biến trên thế giới.
Những năm 1980, các nghiên cứu khoa học về vi khuẩn probiotic
được thương mại hóa trong sản phẩm sữa chua [].
Những năm 1990, nhờ tiến bộ của kỹ thuật gen, các giống vi
sinh vật khởi động được tăng sức đề kháng phage, năng lực tạo ra hương vị, cấu
trúc. Sự tự động hóa và cơ giới hóa trong công nghiệp sữa chua ngày càng phổ biến
[].
Những năm 2000, các nghiên cứu về nâng cao tính trạng di truyền
của các chủng vi sinh vật khởi động. Các sản phẩm sữa chua bổ sung Omega 3, sữa
chua transglutaminase (TGase), sữa chua thay thế chất béo, sữa chua từ dầu thực
vật được phát triển [].
Tên truyền thống
|
Quốc gia/Vùng
|
Tên truyền thống
|
Quốc gia/Vùng
|
Busa
|
Turkestan
|
Mezzoradu
|
Sicilia
|
Cieddu
|
Italy
|
Roba
|
Iraq
|
Dahi/Dadhi/Dahee
|
Ấn Độ, Bangladesh, Nepal
|
Skyr
|
Iceland
|
Filmjolk/Fillbunke/ Filbunk/Surmelk/
|
Scandinavie
|
Taettem-jolk/Tettemelk Tarho
|
Hungary
|
Gioddu
|
Sardegna
|
Tiaourti
|
Hy Lạp
|
Jugurt/Eyran
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
Urgotnic
|
Vùng núi Balkan
|
Katyk
|
Ngoại Kavkaz
|
Villi
|
Phần Lan
|
Kissel Mleka
|
Vùng Balkan
|
Yogurt/Yogurt/ Yaort
|
Các khu vực khác trên thế giới
|
Leben/Leban
|
Liban và các nước Arab
|
Yourt/Yaourti/ Yahourth/
|
|
Mast/Dough
|
Afghanistan và Iran
|
Yogur/Yaghourt
|
|
Mazun/Matzoon
|
Armenia
|
Zabady
|
Ai Cập và Sudan
|
Tài liệu tham khảo
R. C.
Chandan and A. Kilara, Manufacturing Yogurt and Fermented Milks. Wiley, 2013,
p. 478.
A.
Marette, É. Picard-Deland, and M.A. Fernandez, Yogurt: Roles in Nutrition and
Impacts on Health. CRC Press, 2017.
F. Yildiz,
Development and Manufacture of Yogurt and Other Functional Dairy Products. CRC
Press, 2016.
0 comments:
Post a Comment